QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ BIẾN CHÈ NÕN TÔM THÁI NGUYÊN
Dưới đây là quy trình sản xuất trà nõn tôm thái nguyên theo phương pháp thủ công tại Lộc Tân Cương:
- Thu hái trà: quy tắc hái trà nõn tôm: 1 tôm (nõn) + 1 lá non liền kề. Hái vào buổi sáng sớm cho đến giờ ngọ là kết thúc hoàn toàn công việc thu hái.
- Diệt men: dùng độ nhiệt cao để hủy diệt quá trình lên men ngay từ đầu, do đó giữ được màu xanh của diệp lục. Có 2 cách diệt men: bằng phương pháp sao hoặc hấp hơi nước (hoặc dùng dòng không khí nóng và ẩm). Diệt men có tác dụng giúp cho búp trà héo, mềm và dai để tiện cho giai đoạn vò trà.
- Vò trà: Mục đích của giai đoạn này là phá vỡ một số tế bào để tanin bị ôxi hóa có tác dụng làm giảm chát cho trà xanh và làm cho búp trà xoăn lại theo yêu cầu.
- Sao trà: công đoạn cho trà nõn tôm vào chảo để sao khô lần 1, đây là giai đoạn quan trọng cần độ chuyên nghiệp cao để cho ra trà ngon và cánh đẹp. Sao thật lâu đến khi thấy cánh trà chuyển từ màu xanh tươi sang màu đen nhạt là trà đã tương đối khô.
- Lên hương: đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định đến mùi thơm của chè nõn tôm thái nguyên. Nhiệt độ bếp vừa phải, chỉ còn những đốm than để sao thì mới lên mùi hương cốm của trà và một phần giúp trà không bị ám khói. Công đoạn này cũng làm bằng tay để cảm nhận nhiệt vừa đủ, sao khoảng 15-20 phút đến khi cảm nhận được hương thơm của trà, hương cốm đặc trưng thì lúc này việc chế biến trà đã hoàn tất.
- Đóng gói: trà được đóng gói trong túi PE tráng thiếc, túi PE tráng bạc,…với trọng lượng khác nhau và hút chân không.
Quy trình chế biến chè nõn tôm tưởng chừng như đơn giản nhưng đòi hỏi người làm trà cần phải có tay nghề cao và nhiều năm kinh nghiệm thì mới có thể cho ra những mẻ trà đạt chuẩn, không cháy, không bị đỏ nước, đúng hương chuẩn vị.